THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI

Trái cây tươi nhập khẩu hiện đang là mặt hàng rất được quan tâm tại thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh và nhu cầu sử dụng những mặt hàng thực vật chất lượng cao của người dân đang ngày càng tăng cao, số lượng doanh nghiệp xuất - nhập khẩu quan tâm đến mặt hàng này cũng đang gia tăng nhanh chóng. Sau khi hiệp định EVFTA - hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EU) đi vào hiệu lực, nhiều cơ hội đang mở ra hơn với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu quan tâm đến mặt hàng trên.

Tuy vậy, phải nhìn nhận thực tế, nhập khẩu mặt hàng này là điều không đơn giản, đặc biệt là khi chính phủ Việt Nam đang siết chặt quy trình pháp lý cho các loại mặt hàng thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Do đặc thù là sản phẩm thực vật cần phải qua quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt, việc nhập khẩu sản phẩm trái cây đòi hỏi việc đáp ứng những quy định chặt chẽ từ các cơ quan chuyên trách. Đối với nhiều doanh nghiệp, quy trình trên khá phức tạp và yêu cầu nhiều thủ tục khó nắm bắt yêu cầu hiểu biết chắc chắn về pháp lý.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu quy trình pháp lý và quy trình thủ tục xuất nhập khẩu dành cho loại mặt hàng trên.

Trái cây Nhập khẩu (Ảnh Internet)
  1. Điều cần biết về sản phẩm trái cây nhập khẩu vào Việt Nam:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay dựa trên Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNTThông tư 30/2017/TT-BNNPTNT (sửa đổi bổ sung Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT) của bộ y tế, sản phẩm trái cây thuộc về danh mục  thuộc diện kiểm dịch thực vật. Cục kiểm dịch thực vật, cơ quan chuyên trách vể việc kiểm dịch hàng hóa trái cây nhập khẩu của Việt Nam là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm trực tiếp về việc kiểm dịch loại mặt hàng này. Hiện nay, chỉ có một số quốc gia được chấp nhận cho phép nhập khẩu trái cây vào Việt Nam qua đường chính ngạch và không phải loại trái cây nào cũng được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Do đặc thù là quốc gia nông nghiệp với trái cây xuất khẩu là một mặt hàng chủ lực, Việt Nam chỉ chấp nhận một số sản phẩm trái cây nhất định đến từ các quốc gia được cho phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Bảng danh sách dưới đây bao gồm danh sách các quốc gia được phép nhập khẩu trái cây vào Việt Nam và danh mục sản phẩm trái cây được cho phép nhập khẩu chính ngạch (chỉ có tính tham khảo):

Danh sách trái cây được nhập khẩu vào Việt Nam (Mang tính chất tham khảo)
  1. Quy trình thủ tục:
Hiện nay, việc nhập khẩu sản phẩm trái cây vào Việt Nam cần tuân theo các bước sau:
  1. Kiểm tra danh mục nhập khẩu
  2. Xin giấy phép kiểm dịch
  3. Đăng ký lấy mẫu kiểm dịch
  4. Lấy mẫu kiểm dịch
  5. Làm thủ tục thông quan nhập khẩu
Trước hết, để nhập khẩu sản phẩm trái cây vào Việt Nam, đơn vị nhập khẩu cần phải có giấy phép nhập khẩu. Đây là điều kiện đầu tiên và tiên quyết nhất để doanh nghiệp được phép nhập khẩu trái cây vào Việt Nam. Sau khi đã có giấy phép trên, doanh nghiệp nhập khẩu phải nắm rõ loại mặt hàng mình muốn nhập khẩu có được phép đi vào Việt Nam qua đường chính ngạch hay không. Đây là điều tối quan trọng, đặc biệt đối với việc xin giấy kiểm dịch từ cục quản lý kiểm dịch Việt Nam cũng như việc thông quan hàng hóa. Sau khi đã xin giấy phép kiểm dịch, doanh nghiệp cần phải đăng ký lấy mẫu kiểm dịch trước khi lấy mẫu kiểm dịch. Đây là công đoạn quan trọng quyết định việc mặt hàng muốn nhập khẩu có được phép nhập và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hay không. Trong quy trình này, doanh nghiệp sẽ phải gửi sản phẩm mẫu của loại trái cây mình muốn nhập cho cơ quan kiểm dịch và chờ kết quả từ cơ quan. Nếu sản phẩm mẫu đạt đúng các tiêu chuẩn yêu cầu và được chấp nhận, giấy phép kiểm dịch cho sản phẩm có thể được cấp cho doanh nghiệp. Cần lưu ý là việc kiểm dịch được thực hiện theo các lô hàng chứ không phải là vĩnh viễn đối với một sản phẩm cố định.
Sau khi cục quản lý kiểm dịch đã cấp giấy phép kiếm dịch cho sản phẩm, doanh nghiệp có thể bắt đầu làm thủ tục thông quan nhập khẩu cho hàng hóa.
Đối với quy trình  nhập khẩu trái cây, có hai thông tư quan trọng mà doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý, đó là Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định về thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu , quá cảnh và sau nhập khẩu cùng Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT, sửa đổi Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch thực vật.


Trái cây nhập khẩu (Nguồn Internet)
  1. Các loại giấy tờ cần có:
Trước hết, khi bắt đầu đăng ký kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ cần phải nộp hồ sơ xin giấy phép. Hồ sơ xin giấy phép cho đăng ký kiểm dịch bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu)
  • Hợp đồng thương mại: bản sao chụp
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: bản sao chụp
Cần phải lưu ý quy trình thủ tục chuẩn cho việc kiểm dịch phải mất 15 – 18 ngày và giấy phép kiểm dịch sẽ có thời hạn 1 năm. Doanh nghiệp cần lưu ý chi tiết trên, đồng thời tham khảo Quyết định 48/2007/QĐ-BNN về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam để nắm rõ hơn về quy trình kiểm dịch.
Sau khi đã hoàn thành việc đăng ký kiểm dịch và có giấy phép kiểm dịch, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập hàng vể Việt Nam. Khi hàng đã vể đến Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật và vệ sinh thực phẩm (VSTP). Việc này có thể được thực hiện với chi cục kiểm dịch Vùng. Hiện nay tại Việt Nam, có 9 vùng kiểm dịch được quy định bởi pháp luật. Dưới đây là danh sách các giấy tờ cần có cho “Hồ sơ kiểm dịch” và danh sách các chi cục kiểm dịch theo vùng.
Hồ sơ kiểm dịch:
  • Giấy đăng ký (theo mẫu).
  • Giấy phép kiểm dịch (ở Bước 2)
  • Chứng thư kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu (Phytosanitary Certificate)
  • Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn v.v…
Danh sách các chi cục kiểm dịch:
  • Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
  • Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm
  • Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
  • Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình  Định
  • Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
  • Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn
  • Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai
  • Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ
Đối với quy trình thủ tục hải quan cần cho việc nhập khẩu trái cây, khách hàng có thể tham khảo danh sách sau:
  • Tờ khai hải quan.
  • Hợp đồng ngoại thương (sales contract).
  • Hóa đơn (Invoice).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list).
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading).
  • C/O (nếu có).
  • Kết quả kiểm dịch thực vật (KDTV).
  • Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (KTVSATTP).
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, những thông tư sau sẽ rất đáng tham khảo:
Trong bài viết trên đây, những thông tin chính yếu mà doanh nghiệp nhập khẩu cần biết về việc nhập khẩu trái cây cùng thông tin về quy trình - thủ tục pháp lý cần thực hiện đã được tổng hợp và liệt kê chi tiết. Cảm ơn độc giả đã đọc bài viết, nếu cần tìm hiểu thêm thông tin, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Logistics H-A  hoặc qua cổng thông tin điện tử của Cục kiểm dịch thực vật và cổng thông tin điện tử của Tổng cục hải quan.
 
KH.
Bài viết khác
Hỏi về lô máy nhập khẩu miễn thuế 08/04/2020 10:44 trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp đã phân rã máy để phục vụ mục đích khác nên không có xác máy để phục vụ cơ quan Hải quan kiểm tra lô máy nhập khẩu miễn thuế. Vậy Doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục gì để được hưởng miễn thuế theo quy định? Chi tiết
Nhập rong biển từ Hàn Quốc về cần làm kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT không? Quy trình làm như thế nào và thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị là gì? 02/07/2019 08:50 Nhập rong biển từ Hàn Quốc về cần làm kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT không? Quy trình làm như thế nào và thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị là gì?
 
Chi tiết
Tôi là nhân viên Tổng Lãnh sự quán, tôi được tạm nhập 01 xe ô tô miễn thuế theo tiêu chuẩn ngoại giao. Đề nghị Quý cơ quan cho biết hồ sơ, thủ tục để được cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô ? 16/05/2019 14:50

Tôi là nhân viên Tổng Lãnh sự quán, tôi được tạm nhập 01 xe ô tô miễn thuế theo tiêu chuẩn ngoại giao. Đề nghị Quý cơ quan cho biết hồ sơ, thủ tục để được cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô ?

 
Chi tiết
Người khai hải quan bao gồm những đối tượng nào? 16/05/2019 10:16  Người khai hải quan bao gồm những đối tượng nào? Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87