NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


Câu hỏi:
Công ty đang kinh doanh chuyên về sản phẩm thức ăn bổ sung, xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản, hiện tại muốn nhập khẩu hàng hóa thuộc nhóm khoáng chất và nhóm acid amin, cả 2 thành phần đều thuộc 2 nhóm có trong Phụ lục II (Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT) danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Thủ tục để bên em nhập khẩu hàng hóa có thành phần thuộc nhóm khoáng và acid amin như trên thì có cần CFS không?

Trả lời:

 1./ Về nhập khẩu nguyên liệu xử lý môi trường:

 - Căn cứ điểm 11 phần B mục III DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN tại phụ lục III-Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ:

B

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

 11

a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu.

b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

Ban hành Danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam (Danh mục sản phẩm nhập khẩu thông thường) và Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp gi

- Trường hợp Cá nhân nhập khẩu chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam thì phải kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường theo quy định tại điều 7 Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Lưu ý, Cá nhân cần tham khảo Mục 20-Phụ lục 1-Điều 1 và phần VI- Phụ lục 2- Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT để thực hiện chính sách hàng hoá là chất xử lý cải tạo môi trường. Đồng thời, cần đối chiếu mục đích kinh doanh và các quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu để thực hiện cho phù hợp trong trường hợp của Cá nhân.

2./ Về CFS đối với  sản phẩm thức ăn bổ sung và cải tạo môi trường:

- Căn cứ điểm 11 phần B mục III DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN tại phụ lục III-Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ:

- Căn cứ mục 2- PHỤ LỤC V về DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CFS theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định hàng hoá phải phải nộp CFS kèm theo mã HS khi nhập khẩu:

STT

Hàng hóa

Thẩm quyền quản lý

2

a) Giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi;

b) Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản, chất bổ sung vào thức ăn thủy sản;

c) Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối;

d) Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật;

đ) Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đề nghị Cá nhân tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Bài viết khác
QUY TRÌNH THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY 28/01/2021 14:27
Hàng dệt may là mặt hàng nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục hải quan, cho đến tháng 10/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 24,73 tỷ đô, trong khi kim ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng này là 17,40 tỷ đô. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam cùng việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu EU, cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ với nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may khổng lồ từ đối tác thương mại trên đang thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Trước tình hình này, rất nhiều danh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm dệt may và lĩnh vực xuất nhập khẩu đang muốn tham gia vào thị trường trên hoặc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu.
Chi tiết
Thủ tục nhập khẩu điện thoại bàn 06/06/2020 09:52 Chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện và phụ tùng cho ô tô có chuẩn bị nhập 1 lô hàng điện thoại để bàn cầm tay loại có dây (khoảng 5 cái) sử dụng trong nội bộ Doanh nghiệp. Công ty muốn hỏi trường hợp lô hàng nhập khẩu này có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Có kiểm tra chất lượng nhà nước không? Chi tiết
Xuất hàng cho Nhât nhưng Nhật chỉ định giao hàng tại Indonesia, vậy phải làm CO cho Nhật Bản hay Indonesia? 25/03/2020 09:41 Tôi có xuất 1 lô hàng E62 cho Nhật Bản, nhưng được Japan chỉ định giao hàng tại Indonesia, vậy phải làm CO cho Nhật Bản hay Indonesia? Và làm CO form gì? Chi tiết
Hỏi về lô hàng nhập lỗi 20/03/2020 15:51 Công ty tôi lúc trước có nhập 1 lô hàng về sản xuất xuất khẩu, mã LH: E31, nhưng do hàng bị lỗi không sử dụng. Hiện tại, bên tôi đang nhập 1 lô hàng thay thế  lô hàng này và không thanh toán. Vui lòng tư vấn giúp tôi:
- Lô hàng đã nhập lỗi, bên tôi có phải xuất trả lại không? Vì có liên quan đến thanh khoản
- Lô hàng nhập lại, tôi phải nhập theo loại hình gì?
Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87