Hướng Dẫn Chi Tiết Về Phân Luồng Hàng Hóa – Giảm Thời Gian Thông Quan

Trong quy trình thực hiện quản lý về lĩnh vực Hải quan trong công tác xuất, nhập khẩu hàng hóa, phân luồng hàng hóa là một bước quan trọng giúp kiểm soát và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu một cách hiệu quả. Phân luồng gồm các loại như luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ, tùy thuộc vào mức độ rủi ro và tính chất của hàng hóa theo các quy định phân loại về rủi ro theo hệ thống phân loại rủi ro của hải quan và các văn bản của bộ ngành khác. Hiểu rõ về phân luồng hàng hóa không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro khi làm thủ tục hải quan. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình và lợi ích của phân luồng hàng hóa cùng Logistics H-A nhé!




Định nghĩa phân luồng hàng hóa là gì?

Phân luồng hàng hóa là quy trình phân loại các lô hàng khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu thông qua hệ thống quản lý của hải quan. Dựa vào mức độ rủi ro và tính chất của hàng hóa, hệ thống của hải quan sẽ phân loại hàng hóa vào các luồng khác nhau như luồng xanh, luồng vàng, hoặc luồng đỏ. Mỗi luồng tương ứng với mức độ kiểm tra và yêu cầu hồ sơ khác nhau nhằm đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong quá trình thông quan.

Vai trò của phân luồng hàng hóa trong hoạt động logistics và xuất nhập khẩu

Phân luồng hàng hóa có những vai trò sau:

+ Giúp cơ quan hải quan kiểm tra các lô hàng một cách khoa học, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, thuế quan và pháp lý, giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận thương mại.
+ Phân luồng giúp đơn giản hóa và tự động hóa quá trình xử lý hồ sơ cho các lô hàng an toàn (luồng xanh), trong khi vẫn duy trì kiểm tra chi tiết đối với những lô hàng có rủi ro cao hơn (luồng vàng và đỏ), giúp hệ thống quản trị hải quan trong xuất, nhập khẩu và các hoạt động logistics trơn tru và hiệu quả hơn.
+ Phân luồng dựa trên lịch sử tuân thủ của doanh nghiệp và đặc điểm của hàng hóa, giúp cơ quan hải quan tập trung vào các lô hàng có nguy cơ cao, từ đó giảm thiểu rủi ro cho cả chính phủ và doanh nghiệp.
 

Lợi ích của việc phân luồng hàng hóa trong việc giảm thời gian và chi phí

Việc phân luồng hàng hóa có nhiều lợi ích, cụ thể là:

+ Giảm thời gian thông quan: Những lô hàng thuộc luồng xanh, thủ tục được thực hiện nhanh chóng hơn vì không cần qua kiểm tra chi tiết, giúp hàng hóa lưu thông nhanh hơn và giảm thiểu tình trạng ách tắc tại cửa khẩu.
+ Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Phân luồng hợp lý giúp giảm chi phí lưu kho, chi phí phát sinh do chậm trễ thông quan, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh.

+ Tăng cường hiệu quả quản lý: Phân luồng hàng hóa giúp cơ quan hải quan phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, tập trung vào các lô hàng cần kiểm tra kỹ lưỡng, từ đó nâng cao chất lượng quản lý và kiểm soát hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu.



 

Các loại phân luồng hàng hóa

Phân luồng hàng hóa là yếu tố cốt lõi giúp tối ưu quy trình logistics, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, và mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Vậy nó có mấy loại? Logistics H-A mời bạn tiếp tục tham khảo phần bên dưới: 

►Phân luồng xanh:

Phân luồng xanh là khi hàng hóa được thông quan mà không cần kiểm tra thực tế hồ sơ. Hàng hóa phân vào luồng này thường có hồ sơ hải quan đầy đủ và chính xác, doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định trước đó. 

Tiêu chí: Hồ sơ khai báo chính xác và minh bạch. Doanh nghiệp có lịch sử tuân thủ quy định hải quan tốt.

Phân luồng vàng:

Phân luồng vàng yêu cầu kiểm tra hồ sơ và các chứng từ liên quan như hóa đơn, vận đơn, C/O. Hàng hóa phân vào luồng này sẽ được kiểm tra một phần để phát hiện các sai sót hoặc rủi ro tiềm ẩn.

Điều kiện: Hồ sơ có sự nghi ngờ hoặc cần xác minh thêm thông tin doanh nghiệp phải cung cấp thêm.

Phân luồng đỏ:

Phân luồng đỏ yêu cầu kiểm tra toàn diện từ hồ sơ đến thực tế hàng hóa. Trường hợp này áp dụng đối với các lô hàng có rủi ro cao hoặc nghi ngờ vi phạm quy định pháp luật.

Trường hợp áp dụng: Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc không rõ nguồn gốc. Các mặt hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt hoặc có nguy cơ cao về an toàn.


Đọc Ngay: 17 LOẠI PHÍ HÃNG TÀU THU CHO 1 LÔ HÀNG

Quy trình phân luồng hàng hóa

Vậy quy trình phân luồng hàng hóa diễn ra như thế nào? Bạn có thể hình dung các bước thực hiện phân luồng hàng hóa từ khi nhập khẩu đến thông quan như sau: 

Bước 1: Khai Báo Hải Quan

Trước khi hàng hóa về đến cửa khẩu, doanh nghiệp cần khai báo thông tin với cơ quan hải quan qua hệ thống điện tử. Tờ khai phải có đầy đủ thông tin về mô tả hàng hóa, giá trị, mã HS code, nguồn gốc và phương thức vận chuyển. Phần mềm VNACCS có giúp doanh nghiệp khai báo hải quan tự động.

Bước 2: Phân Luồng Hàng Hóa

Sau khi tờ khai được nộp, hệ thống hải quan tự động phân luồng hàng hóa. Nếu luồng xanh hàng hóa sẽ được thông quan mà không cần kiểm tra thực tế. Hàng hóa sẽ bị kiểm tra hồ sơ, hoặc kiểm tra chứng từ liên quan như hóa đơn, hợp đồng, vận đơn nếu bị phân luồng vàng. Còn nếu rơi vào luồng đỏ, hàng sẽ phải kiểm tra chi tiết cả hồ sơ và thực tế tại cửa khẩu.

Bước 3: Kiểm Tra Và Thông Quan Hàng Hóa

Sau khi phân luồng, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra theo quy định của từng luồng. Ví dụ, đối với luồng xanh, hàng sẽ được thông quan nhanh chóng mà không cần kiểm tra thực tế hồ sơ. Trường hợp luồng vàng, hàng hóa sẽ kiểm tra hồ sơ, có thể yêu cầu doanh nghiệp bổ sung chứng từ hoặc giải trình. Đối với luồng đỏ, hàng hóa cần phải kiểm tra toàn diện từ hồ sơ đến thực tế, giúp phát hiện các sai phạm hoặc gian lận (nếu có).

Bước 4: Giải Phóng Hàng Hóa

Sau khi thông quan, cơ quan hải quan sẽ thông quan hồ sơ hải quan trên hệ thống và hàng hóa sẽ được giải phóng, tiếp tục vận chuyển đến kho của doanh nghiệp hoặc tiêu thụ.

Vai trò của cơ quan hải quan trong quy trình phân luồng:

Cơ quan hải quan là cơ quan được chính phủ giao trọng trách trong việc kiểm soát và quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu. Công việc của họ bao gồm:

+ Đảm bảo thu thuế chính xác, đầy đủ và minh bạch trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

+ Kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp trong quá trình Khai báo hải quan: Hải quan kiểm tra các thông tin khai báo hàng hóa, đảm bảo tính chính xác và hợp pháp.

+ Quản lý phân luồng: Dựa trên các chỉ số và dữ liệu về doanh nghiệp đã có trên hệ thống cơ quan hải quan và các cơ quan chuyên ngành, cơ quan hải quan quyết định phân luồng hàng hóa vào các nhóm xanh, vàng hoặc đỏ, giúp tối ưu hóa quy trình kiểm tra.

+ Kiểm tra tính chính xác của việc thu thuế trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu: Hải quan kiểm soát các vấn đề liên quan đến thu thuế, lệ phí và các phí khác trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu.




 

Các giấy tờ và thủ tục cần thiết trong quá trình phân luồng:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau để đảm bảo việc thông quan nhanh chóng và thuận lợi:

a. Hồ Sơ Khai Báo Hải Quan

+ Tờ khai hải quan: Bao gồm thông tin chi tiết về hàng hóa.

+ Hóa đơn thương mại: Cung cấp thông tin về giá trị và điều kiện thương mại của hàng hóa.

+ Phiếu đóng gói: Liệt kê chi tiết về các loại hàng hóa trong lô hàng.

+ Chứng nhận xuất xứ (C/O): Nếu hàng hóa thuộc diện hưởng thuế ưu đãi hoặc có yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ.

b. Giấy Tờ Thuế Và Phí

+ Chứng từ thanh toán thuế: Giấy tờ chứng minh việc nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan.

+ Giấy bảo lãnh (nếu có): Trong trường hợp cần bảo lãnh thuế.

c. Chứng Từ Bổ Sung Tùy Loại Hàng Hóa

+ Giấy phép nhập khẩu: Đối với các mặt hàng có điều kiện đặc biệt (như thuốc, hóa chất).

+ Giấy kiểm định chất lượng, an toàn thực phẩm: Đối với các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phân luồng hàng hóa

+ Loại hàng hóa và tính chất của hàng hóa: Hàng hóa nguy hiểm (hóa chất, thực phẩm, dược phẩm) thường được phân vào luồng đỏ để kiểm tra nghiêm ngặt. Hàng hóa thông thường sẽ dễ được phân vào luồng xanh nếu doanh nghiệp có lịch sử tuân thủ tốt.

+ Hồ sơ hải quan và lịch sử tuân thủ của doanh nghiệp: Hồ sơ hải quan đầy đủ và khai báo chính xác giúp doanh nghiệp được phân vào luồng xanh. Nếu có lịch sử tuân thủ quy định sẽ được ưu tiên giảm bớt kiểm tra.

+ Các yếu tố rủi ro và quy định của cơ quan hải quan: Giá trị hàng hóa, xuất xứphương thức vận chuyển có thể khiến hàng hóa bị phân vào luồng vàng hoặc đỏ để kiểm tra kỹ lưỡng hơn.



 

Kinh nghiệm và giải pháp tối ưu phân luồng hàng hóa là gì?

Các lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ hải quan để tránh luồng đỏ:

+ Khai báo chính xác và đầy đủ thông tin về hàng hóa (mã HS, giá trị, xuất xứ).

+ Đảm bảo các giấy tờ liên quan như hóa đơn, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ (C/O) luôn đầy đủ và hợp lệ. Điều này sẽ giúp giảm khả năng bị phân vào luồng đỏ.

Sử dụng công nghệ và phần mềm quản lý để tối ưu quy trình:

+ Tận dụng công nghệ hải quan điện tử (như VNACCS) để tự động hóa quy trình khai báo và giảm sai sót.

+ Sử dụng phần mềm quản lý xuất nhập khẩu giúp tối ưu hóa việc theo dõi hồ sơ, tăng hiệu quả thông quan.

Hợp tác với các công ty logistics chuyên nghiệp:

+ Lựa chọn các đối tác logistics có nhiều kinh nghiệm và uy tín như Logistics H-A để đảm bảo quy trình vận chuyển và thủ tục hải quan diễn ra suôn sẻ. Các công ty logistics chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về giấy tờ và tiến độ, từ đó giảm khả năng bị phân vào luồng đỏ.



 

Tóm lại, phân luồng hàng hóa (phân luồng hả quan) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động logistics, giúp tối ưu thời gian vận chuyển, giảm ùn tắc, và quản lý kho bãi hiệu quả hơn. Việc này còn giúp đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian và đúng địa điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ hiện đại và đào tạo nhân sự để tối ưu quy trình phân luồng. Hãy liên hệ Logistics H-A ngay để được tư vấn dịch vụ khai báo hải quan chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp của bạn!

Tìm Hiểu Thêm:
>>
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH XUẤT NHẬP KHẨU
>> CLOSING TIME LÀ GÌ?

 
Bài viết khác
Mã vạch là gì? Mã vạch của các nước trên thế giới 31/07/2018 09:28 Mã vạch (Mã số hàng hóa) là ký hiệu bằng một dãy chữ số để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia khác. Bởi vậy, chỉ cần dựa vào 3 chữ số đầu tiên trên mã vạch sản phẩm là có thể biết được chính xác nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó một cách nhanh nhất. Chi tiết
ICD Là Gì? Khái Niệm, Chức Năng Và Lợi Ích Của ICD 30/07/2018 16:47 ICD Điểm Thông Quan Nội Địa Là Gì?
ICD Là Gì? Khái Niệm, Chức Năng Và Lợi Ích Của ICD
ICD là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là Depot. Hay còn được gọi với tên tiếng anh là Inland Container Depot. Điểm thông quan nội địa là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan. Cảng cạn, loại hình cở sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics, đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ, nhưng chỉ được sử dụng đúng chức năng vào đầu những năm 1970 với sự phát triển của hệ thống cảng container và sau đó ngày càng phổ biến khắp thế giới. Các dịch vụ chính của cảng cạn bao gồm điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan.
Chi tiết
​Packaging Và Một Số Cách Đóng Gói Hàng 30/07/2018 16:27
Packaging Và Một Số Cách Đóng Gói Hàng
Chi tiết
LOGISTICS LÀ GÌ – Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA LOGISTICS? 23/07/2018 17:06

Logistics là gì? Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm những công đoạn: Lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng chuyển dịch của hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan đến luồng chuyển dịch.

Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87