Tổng cục Hải quan tăng cường quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đảm bảo hàng hóa tạm nhập tái xuất được kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khi tạm nhập đến khi thực tái xuất đúng quy định.

Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Cao Bằng - Ảnh: T.Bình
Cụ thể, Cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất theo đúng quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan kể từ khi hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam cho đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất, đảm bảo công tác quản lý hải quan đối với hoạt động tạm nhập tái xuất; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất qua các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở biên giới tại các địa bàn biên giới thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định 112/2014/NĐ-CP, Nghị định 14/2018/NĐ-CP, Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước và các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới này phải được Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố đủ điều kiện tái xuất hàng hóa.
Tổng cục Hải quan lưu ý, chỉ được thực hiện việc tập kết, kiểm tra sang tải hàng hóa ở biên giới tại các địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc công nhận; quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra địa điểm theo đúng quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan bảo đảm hàng hóa tạm nhập tái xuất được kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khi tạm nhập đến khi tái xuất đúng quy định, không để thẩm lậu vào nội địa.
Các đơn vị hải quan tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển về giám sát, quản lý đối với hàng tạm nhập, tái xuất, bảo đảm các lô hàng tạm nhập đều phải tái xuất, không thẩm lậu vào nội địa.
Theo baohaiquan.vn
 
Bài viết khác
Lạng Sơn: Hàng nhập khẩu ùn ứ vì Trung Quốc đột ngột áp dụng mẫu C/O mới 22/08/2019 13:39 Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, từ ngày 20/8, tại cửa khẩu Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh bắt đầu có tình trạng ùn ứ rất nhiều lô hàng nhập khẩu liên quan đến việc Trung Quốc đột ngột áp dụng mẫu C/O form E mới. Chi tiết
Đã nộp chứng từ điện tử thì không phải nộp bản giấy 04/07/2019 15:54 Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh thành phố quán triệt tới từng cán bộ công chức thực hiện theo đúng quy định, không yêu cầu DN nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trong khi DN đã nộp các chứng từ điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Chi tiết
Bức tranh xuất nhập khẩu các hàng hoá chủ chốt của Việt Nam nửa đầu năm 2018 23/07/2018 10:54 Theo Tổng cục Hải quan sau 1/2 chặng đường của năm 2018, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã gần đạt mức trị giá xuất nhập khẩu của cả năm 2012. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 6 tháng/2018 đạt 225,02 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3% và nhập khẩu đạt 110,83 tỷ USD, tăng 9,6%. Chi tiết
VIỆT NAM CÓ NHIỀU CƠ HỘI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐỐI TÁC 04/06/2015 14:53 Nhằm thông tin rộng rãi về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, ngày 3.6, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về nội dung này. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán 4 Hiệp định thương mại tự do gồm Hiệp định Việt Nam-EU, Việt Nam-Bốn nước Bắc Âu (EFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong đó, hiệp định TPP và Việt Nam-EU là hai hiệp định sẽ có tác động kinh tế lớn. Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87