Những thay đổi từ khi triển khai một cửa quốc gia đường hàng không

Theo kế hoạch, dự kiến từ ngày 15/5/2020, Hệ thống một cửa quốc gia và hệ thống quản lý giám sát tự động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ chính thức triển khai. Cục Hải quan Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tổng cục tích cực hoàn thiện hệ thống trong thời gian thí điểm và đã tạo sự thay đổi lớn trong công tác quản lý.
 
Theo đại diện Phòng Công nghệ thông tin (Cục Hải quan Hà Nội) việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không đã thay đổi phương thức khai báo.
Trước khi triển khai, thông tin về hàng hóa, vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp, hành lý, hành khách được cơ trưởng gửi bằng bản giấy sau khi tàu bay hạ cánh cho các cơ quản quản lý nhà nước tại sân bay quôc tế. Cơ quan Hải quan sử dụng hồ sơ giấy để đưa ra các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định. Lập, sao lưu, lưu trữ hồ sơ, chứng từ giấy phục vụ công tác thống kê, báo cáo (cần nhiều nhân lực, thời gian, công vụ, văn phòng phẩm để lập, lưu trữ hồ sơ, báo cáo).
Hiện nay, hãng hàng không chỉ cần gửi thông tin điện tử (các chỉ tiêu thông tin được quy định) duy nhất tới Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin khai báo này để phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Công chức hải quan kiểm tra thông tin khai báo trên hệ thống một cửa quốc gia để đưa ra các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định. Hồ sơ được lập, lưu trữ trên hệ thống, thuận tiện cho công tác báo cáo thống kê. Qua đó, giảm thiểu thời gian, nhân lực, công vụ, văn phòng phẩm để lập, lưu trữ hồ sơ, báo cáo.
Việc thực hiện thủ tục, trao đổi, chia sẻ và khai thác thông tin đối với tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; thông tin trước về hành khách và hàng hóa tại các cảng hàng không quốc tế được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (theo Nghị định 85/2019/NĐ-CP).
Điểm thay đổi tiếp theo là về quản lý hàng hóa nhập khẩu vào kho, xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát. Trước khi triển khai, đối với hàng hóa vào kho, cơ quan Hải quan giám sát đối chiếu hồ sơ giấy do cơ trưởng cung cấp với hồ sơ hàng hóa dự kiến vào kho do các doanh nghiệp kho cung cấp để xác định hàng hóa phù hợp vào kho.
Với hàng hóa xuất kho, doanh nghiệp kinh doanh kho yêu cầu chủ hàng hóa xuất trình tờ khai đã được xác nhận thông quan (giải phóng hàng), tờ khai vận chuyển độc lập, biên bản chuyển hàng hóa về chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để kiểm tra thực tế, vận đơn… làm cơ sơ xuất kho.
Cơ quan Hải quan căn cứ trên tờ khai giấy đã được xác định thông quan (giải phóng hàng,..), phiếu xuất kho để xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống E-customs V5. Việc kiểm soát, thống kê hàng hóa nhập kho, xuất kho, tồn kho bằng phương thức thủ công. Với phương pháp quản lý thủ công khó xác định, xác minh tờ khai chưa qua khu vực giám sát.
Tuy nhiên, hiện nay, với hàng hóa vào kho, cơ quan Hải quan giám sát cho phép hàng hóa vào kho theo danh sách dự kiến xếp dỡ; hàng hóa xuất kho, chủ hàng hóa yêu cầu nhận hàng (theo vận đơn), hệ thống quản lý kho của doanh nghiệp kho sẽ hỏi đáp thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát đến hệ thống VASSCM. Trường hợp trả về thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát, kho sẽ xuất phiếu xuất kho (có sử dụng công nghệ QRcode) đồng thời gửi phiếu xuất kho đến hệ thống VASSCM.
Hệ thống VASSCM trao đổi thông tin hàng hóa xuất kho với Hệ thống E-customs V5, cùng với thông tin do công chức hải quan quét mã QRcode trên phiếu xuất kho để xác nhận hành qua khu vực giát trên hệ thống E-customs V5.
Các lô hàng được kiểm soát trên hệ thống từ khâu đầu đến khâu cuối quá trình khai thác hàng hóa tại kho. Báo cáo, thống kê hàng hóa tồn đọng tức thời phục vụi công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo các cấp; kiểm soát, xác định, xác minh tờ khai chưa qua khu vực giám sát.
Như vậy, sư kết hợp giữa Hệ thống một cửa quốc gia, Hệ thống giám sát tự động (VASSCM) và hệ thống VNACCS/VCIS, E-customs V5 đã tạo thuận lợi cho công tác xác nhận hàng qua khu vực giám sát. Giúp công chức hải quan kiểm soát, xác định nguyên nhân, xử lý tờ khai chưa được xác nhận qua khu vực giám sát.
Bên cạnh đó, phương pháp quản lý rủi ro đã được áp dụng triệt để trong việc triển khai hệ thống một cửa quốc gia. Trước triển khai, quản lý rủi ro áp dụng theo phương pháp tuyến đường trọng điểm, tại thời điểm sau khi tàu bay hạ cánh.
Tuy nhiên, hiện tại hãng hàng không khai báo thông tin manifet trước đến hệ thống một cửa quốc gia giúp cơ quan Hải quan tiếp nhận thông tin minh bạch. Hệ thống sẽ căn cứ vào các tiêu chí quản lý và phương pháp quản lý rủi ro được thiết lập để xác định đối tượng trọng điểm được áp dụng suốt quá trình quản lý, giám sát hành khách, hàng hóa, cung cấp thông tin cảnh báo cho công chức hải quan, hỗ trợ lập danh sách hàng hóa cần soi chiếu trước.
Theo: Haiquanonline
Bài viết khác
Hướng dẫn ghi kết quả kiểm tra thực tế tờ khai có nhiều mặt hàng 13/05/2020 08:36 Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố cách thức ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu có nhiều mặt hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa. Chi tiết
Từ 2020 được đổi ngang bằng lái tàu biển sang tàu pha sông biển. 22/08/2019 13:34 Dự kiến từ năm 2020, người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển được đổi sang bằng lái phương tiện thủy mà không phải học thêm.
 
Chi tiết
​Họp báo chuyên đề “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” 23/07/2018 11:09 ​Ngày 18/7/2018, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi họp báo chuyên đề “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” nhằm thông tin rộng rãi về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020. Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chủ trì buổi họp báo.
Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí.
Chi tiết
VIỆT NAM KÝ FTA VỚI LIÊN MINH KINH TẾ Á - ÂU: RỘNG CỬA CHO HÀNG XUẤT KHẨU 04/06/2015 14:40 Chính thức khởi động tại Hà Nội vào tháng 3-2013, sau hơn 2 năm đàm phán và hoàn tất các thủ tục, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu vừa được ký kết, mở ra cơ hội lớn cho các bên liên quan. Theo đó, 90% dòng thuế và 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của các bên sẽ được mở cửa và tự do hóa. Ước tính, sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên sẽ tăng từ 4 tỷ USD (năm 2014) lên mức 10-12 tỷ USD vào năm 2020. Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
(028) 22335566
          
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 093 123 9090
     
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
093 123 9090