Cách tính trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 431/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến giải pháp về cách tính trị giá tính thuế.
 
Theo đó, để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển và đúng quy định về trị giá hải quan tại các văn bản hướng dẫn, nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua giao dịch thương mại điện tử được quy định cụ thể.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là: Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F).
Phương pháp xác định như sau: Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là trị giá ghi trên hóa đơn điện tử hoặc chứng từ, tài liệu khác có giá trị tương đương, không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế, phí vận tải quốc tế.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu như sau: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, bao gồm phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm quốc tế (nếu có).
Phương pháp xác định như sau: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên là trị giá ghi trên hóa đơn điện tử hoặc chứng từ, tài liệu khác có giá trị tương đương, bao gồm phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm quốc tế (nếu có).
Cũng theo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đối tượng áp dụng trong đề án bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch thương mại điện tử; Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử; Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, chủ sở hữu website thương mại điện tử bán hàng; Doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử; doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan; Đại lý làm thủ tục hải quan; Các tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử.
Phạm vi điều chỉnh là các giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng có thông tin về đơn hàng được gửi trước đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử.
Theo: Haiquanonline
Bài viết khác
Chính sách quản lý khí N2O nhập khẩu dùng cho thực phẩm 17/04/2020 09:21 Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố áp dụng chính sách quản lý khí N2O nhập khẩu dùng cho thực phẩm. Chi tiết
Dừng xuất khẩu, tái xuất hàng hoá qua lối mở Co Sa (Lạng Sơn) 03/04/2020 10:41 Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, để đảm bảo công tác giám sát, quản lý hàng hoá XK, tái xuất được chặt chẽ, đơn vị đang đề xuất tạm dừng đăng ký tờ khai cho hàng hoá XK, tái xuất qua lối mở Co Sa thuộc cửa khẩu Chi Ma.
 
Chi tiết
Điện Biên: Tạm thời đóng cửa khẩu biên giới Việt-Lào đến 20/4 26/03/2020 15:25 Hải quan Điện Biên vừa có văn bản gửi các chi cục hải quan trực thuộc thực hiện thông báo đóng tất cả cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt-Lào do Covid-19. Chi tiết
Hơn 500 dòng thuế nhập khẩu từ Cuba được xóa bỏ từ năm 2019 17/05/2019 16:06 Bộ Tài chính đang xin ý kiến rộng rãi về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba giai đoạn 2019-2022.
 
Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
(028) 22335566
          
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 093 123 9090
     
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
093 123 9090